Câu 1. Từ khi thành lập vào tháng 4/1930, trên địa bàn huyện Hương Sơn có bao nhiêu chi bộ Đảng, đảng viên?
A- 3 chi bộ, 10 đảng viên
B- 4 chi bộ, 13 đảng viên
C- 5 chi bộ, 17 đảng viên
D- 6 chi bộ, 20 đảng viên
Câu 2. Trong cách mạng Tháng 8 năm 1945 ở Hương Sơn, Làng (xã) nào được chọn thí điểm của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền?
A- Làng Tình Diệm
B- Làng Hữu Bằng
C- Huyện lỵ Phố Châu
D- Làng Xuân Trì
Câu 3. Ai là đại biểu Quốc hội khóa I người Hương Sơn?
A- Đồng chí Trần Bình
B- Đồng chí Lê Lộc
C- Đồng chí Lý Chính Thắng
D- Cả 3 đồng chí trên
Câu 4. Ban Chỉ huy quân sự huyện Hương Sơn được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
A- Ngày 22/7/1947
B- Ngày 24/7/1947
C- Ngày 26/7/1947
D- Ngày 28/7/1947
Câu 5. Tháng 3/1962, Trường Phổ thông cấp III đầu tiên của Hương Sơn ra đời, đóng tại đâu?
A- Thôn Thịnh Đồng, xã Sơn Thịnh
B- Thôn Tứ Mỹ, xã Sơn Châu
C- Thôn Cây Da, xã Sơn Hòa
D- Thôn Nậy, xã Sơn An
Câu 6: Một trong những giải pháp quan trọng nhằm phục vụ phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X nhấn mạnh là gì?
A- Thành lập Hợp tác xã
B- Chú trọng phát triển Lâm nghiệp
C- Phát triển chăn nuôi
D- Làm thủy lợi, giao thông
Câu 7: Một sự kiện tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn trong những năm 1976-1980
A- Phát động phong trào “Đồng khởi xây dựng quê hương”
B- Thực hiện chủ trương chuyển dân lên đồi, quy hoạch lại địa bàn dân cư để tăng diện tích canh tác và thực hiện mục tiêu đưa cơ giới hóa vào tạo vùng sản xuất lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa.
C- Chuyển trung tâm huyện lỵ Hương Sơn từ Phố Châu về Nầm
D- Thực hiện cải tiến công tác khoán trong Hợp tác xã nông nghiệp.
Câu 8: Huyện Hương Sơn kết nghĩa với huyện Khăm Cợt (tỉnh Bôly Khăm xay, Lào) vào thời gian nào?
A- Năm 1984
B- Năm 1985
C- Năm 1986
D- Năm 1987
Câu 9: Tính đến hết ngày 30/6/2023 Đảng bộ huyện Hương Sơn có bao nhiêu tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên?
A- 44 TCCSĐ và 9.159 đảng viên
B- 45 TCCSĐ và 9.159 đảng viên
C- 47 TCCSĐ và 9.159 đảng viên
D- 49 TCCSĐ và 9.159 đảng viên
Câu 10: Truyền thống lịch sử, văn hóa huyện Hương Sơn, gồm:
A- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng
B- Truyền thống cần cù, sáng tạo, tinh thần vượt khó vươn lên trong lao động sản xuất
C- Truyền thống hiếu học, khoa bảng; truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm
D- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng; truyền thống cần cù, sáng tạo, tinh thần vượt khó vươn lên trong lao động sản xuất; truyền thống hiếu học, khoa bảng; truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm