Chùa Yên Mã - xã Sơn Bình

CHÙA YÊN MÃ Ở LÀNG BẢO THỊNH

“ Nhà có vàng ko bằng làng có chùa” đã khiến tôi gửi lên đây một số hình ảnh về Chùa Yên Mã của Sơn Bình để các bạn quan tâm thưởng ngoạn nhân dịp 16/5/2021 tức là ngày 5/4 Tân Sửu bắt đầu kỳ Lễ Phật Đản năm 2021. Năm nay Lễ Phật Đản tại Chùa Yên Mã sẽ được tổ chức vào sáng 11/4 âm lịch.

*

Phật Đản nghĩa là ngày sinh của đức Phật hay còn gọi là Vesak - ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 hoặc 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.

*

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông (như Trung Quốc, Triều TIên, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 15 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào 8 tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như năm 2007, có nơi tổ chức ngày Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên (ngày 1 tháng 5) trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn thứ 2 (ngày 31 tháng 5). Cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam tông cũng khác nhau, nên năm Phật lịch có thể cách nhau một năm.

*

Dân khu vực Bảo Thịnh, nói riêng, Sơn Bình nói chung và kể cả các xã lân cận (trừ khi có việc như xin thuốc các sư, cầu tự...) thì ko hay đi lễ chùa, cũng ko có tổ chức Phật tử và ít biết kinh kệ là gì. Đức Phật đối với quảng đại quần chúng, chỉ là ông Bụt nhân từ mà họ ngưỡng vọng, chứ ko hương đèn cầu cúng. Tuy nhiên, cũng có người Sơn Châu như ông Trạch, đã tự bỏ tiền khôi phục lại Chùa Yên Mã dẫu rằng sau đó lại bị cháy tiếp do sự bất cẩn của những người coi sóc Chùa. Rất may, năm 2014 ? sư cô Hoàng Triết đã tình nguyện từ Huế ra trụ trì chùa và nhờ vai trò "đầu bịn" của cô mà các nhà hảo tâm và phật tử khu vực đã làm lại chùa được như hôm nay. Chưa bao giờ Chùa Yên Mã có diện mạo đẹp thanh u như đang hiển hiện. Sơn Bình là vùng đất xa xôi, nghèo nàm so với nhiều địa phương khác lại thường xuyên chịu cảnh thiên tai mà chùa được như vậy là một sự đóng góp chân thành, hết mình của cư dân địa phương và các nhà hảo tâm thập phương.

*

Từ lâu đời nhân dân cũng như tri thức của từng thời đại ( vd.: thời phong kiến là nho sỹ) vẫn tôn kính đức Phật. Xưa kia khi Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh đã từng nói "... Lúc rảnh ta thường đọc rộng ra sách Phật, tóm tắt cương lĩnh to lớn của các sách ấy thì thấy cái ý gốc là lấy điều thiện để dạy người..."; Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ cũng tinh thông Phật học, cho dù họ là giới Nho sỹ. Sau CMT8, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã ký sắc lệnh 65SL ngày 23/11/1945 về bảo vệ Di sản văn hóa, trong đó có việc giữ gìn các chùa chiền, đền miếu, bi ký, thư tịch... để lưu giữ cho con cháu muôn đời. Mọi nhận thức ấu trĩ về "chống mê tín, dị đoan" hay các hành động cực đoan đều làm tổn hại tới những di sản qúy báu của quê hương. Đảng và nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, nhận thức của cán bộ, nhân dân ta đang được nâng dần và nhiều công trình đền chùa đang được phục hồi hoặc xây dựng lại to đẹp hơn.

*

Trong cơ chế thị trường, ko loại trừ có hiện tượng sai lệch như việc làm ở Chùa Ba Vàng hay một số nơi khác.... nhưng ko thể vì thế mà đi đến quan điểm đồng nhất quy chụp tiêu cực cực đoan đối với hoạt động của các chùa. Phật giáo là một trong các tôn giáo chứa đựng rất nhiều đạo lý, cốt cách cái thiện của con người, nhằm giáo hóa con người đi đến lòng thiện, ngăn cái ác từ trong tiềm thức, toan tính của con người, những cái mà luật pháp ko điều chỉnh được. Vì vậy, xã Sơn Bình có Chùa Yên Mã là điều thuận lợi cho cư dân tu luyện và được dẫn dắt hướng thiện. Tôi nghĩ thế. Các bạn hãy đến thăm thú Chùa Yên Mã để chứng kiến hoạt động lành mạnh, hướng thiện... của ngôi chùa quê ta.

Một số hình ảnh của nhà chùa.

Bản đồ hành chính
 Liên kết website
Thống kê: 305.327
Online: 68