Chi tiết thủ tục
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Thương nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
a. Địa điểm tiếp nhận:
 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hoá (Số 91 Hàn Thuyên, Thành phố Thanh Hóa)
b. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)
c. Trình tự tiếp nhận:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ viết phiếu hẹn cho thương nhân
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hướng dẫn thương nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3. Xử lý hồ sơ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ về phòng Đăng ký và chứng nhận sản phẩm để thẩm xét:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tổng hợp trình Hội đồng họp xét duyệt để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Thời điểm họp xét: 1 tháng 2 lần vào ngày 15 và ngày 30 hàng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì xét vào ngày làm việc tiếp theo).
- Trường hợp cần phải bổ sung hồ sơ trong thời hạn 5 ngày phải chuyển hồ sơ cho cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho thương nhân biết các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh. (thời gian thương nhân bổ sung hồ sơ không tính trong thời gian giải quyết công việc).
- Căn cứ vào kết quả xét duyệt của Hội đồng, Phòng Đăng ký chứng nhận sản phẩm hoàn chỉnh việc in ấn trình Chi cục trưởng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bước 4. Trả kết quả.
a. Địa điểm:
Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
 b. Thời gian:
Trong giờ hành chính vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Trừ ngày lễ, tết)  
c. Trình tự:
Thương nhân nộp phí, lệ phí theo quy định
Thương nhân nộp phiếu hẹn, ký vào sổ giao nhận và nhận kết quả
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hoá
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu, 01 bản chính)
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm (01 bản chính)
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.01 bản chính
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi nhóm đặc thù 01 bản chính
- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất kinh doanh (có mẫu, 01 bản chính)
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (01 bản)
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm( 01 bản)
- Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống HACCP, trong hồ sơ phải có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP( 01 bản )
b) Số lượng hồ sơ:        01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hoá
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: 
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm.
8. Phí, lệ phí: 
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 50.000đồng lần cấp/1 sản phẩm
- Phí thẩm đinh, kiểm tra định kỳ: Khách sạn nhà ăn uống, bếp ăn tập thể, của hàng kinh doanh thực phẩm: 200.000đồng/lần/cơ sở
- Phí thẩm đinh, kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Cơ sở có sản lượng nhỏ hơn 20 tấn/năm thu 200.000 đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở có sản lượng 20 đến nhỏ hơn 100 tấn/năm thu 300.000 đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở có sản lượng 100 đến nhỏ hơn 500 tấn/năm thu 400.000đông/lần/cơ sở
- Cơ sở có sản lượng 500 đến nhỏ hơn 1000 tấn/năm thu 500.000đông/lần/cơ sở
- Cơ sở có sản lượng trên 1000 tấn/năm thu 700.000đồng/lần/cơ sở
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Số 12/2003/PL-UBTVQH11 được Chủ tịch nước công bố ngày 7 tháng 8 năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2003;
- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh vệ sinh san toàn thực phẩm ban hành ngày 7 tháng 9 năm 2004 có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký;
- Quyết định số: 11/2006/QĐ -BYT ngày 09 tháng 03 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành "Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao;
- Quyết định số 80/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sở dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Quyết định số 1228/QĐ -SYT ngày 31/12/2003 của Giám đốc Sở Y tế về việc triển khai, thực hiện đề án Cái cách thủ tục hành chính theo mô hình ”một cửa" của ngành Y tế, Có hiệu lực từ ngày 01/10/2003.
- Quyết định số 245/QĐ-SYT ngày 08/5/2009 của Giám đốc Sở Y tế về việc uỷ quyền cấp, đình chỉ và thu hồi Giấy chứng nhận liên quan đến Vệ sinh, an toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 08/5/2009.

Tệp đính kèm:

1251452814281.doc
Bản đồ hành chính
 Liên kết website
Thống kê: 278.833
Online: 22